Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng tại cuộc họp báo thường ngày ở Bắc Kinh, ngày 18/3/2020. Ít nhất 13 nhà báo Mỹ sắp bị trục xuất khỏi Trung Quốc để đáp trả hành động của TT Mỹ, hạn chế thị thực cho truyền thông nhà nước TQ ở Hoa Kỳ. (AP Photo/Andy Wong)
Từ châu Á tới châu Phi, từ London sang Berlin, các đại diện của Trung Quốc đã gây ra một loạt cơn bão ngoại giao với thái độ khiêu khích, hiếu thắng, bất cứ lúc nào mà nước họ bị tố cáo là không minh bạch, hay không hành động kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của virus Sars CoV2 để dịch bệnh trở thành đại dịch toàn cầu.
Bản tin AP nói về thế hệ mới các nhà ngoại giao của TQ dựa theo hình ảnh “Chiến binh Sói” – theo tựa đề phim ‘Wolf Warrior’ rất ăn khách ở TQ, với nhân vật chính trong phim là một người hùng TQ, tay không diệt bạo tàn ở Châu Phi và Đông Nam Á - tương tự như người hùng Rambo của Mỹ, nhưng những kẻ gian trong phim lẽ dĩ nhiên là người Mỹ.
Chính sách ngoại giao hung hăng hơn của TQ đã được xây dựng trong nhiều năm dưới quyền lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, khi ông Tập gạt sang một bên cách tiếp cận của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, khuyên TQ nên giấu tham vọng của mình để chờ thời.
Ngược lại, ông Tập hối thúc thế hệ mới các nhà ngoại giao TQ nên theo đuổi “nền ngoại giao nước lớn với đặc điểm Trung Hoa”.
Qua đó, ông Tập kêu gọi TQ giành lại “vị trí lịch sử” của minh trong cương vị một cường quốc thế giới.
“Thời kỳ TQ phải phục tòng các nước khác đã qua từ lâu”, tờ Hoàn cầu Thời báo viết, “Nhân dân TQ không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao yếu đuối nữa.”
Tại Thụy Diển, một nhà báo viết về tác động của hệ thống chính trị độc đảng Trung Quốc với cách nước này đáp ứng trước cuộc khủng hoảng do virus COVID gây ra, đã bị chỉ trích trên trang web của đại sứ quán TQ.
Đại sứ TQ tại Thụy Điển Gui Congyou tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với các nhà báo Thụy Điển, so sánh họ như một “võ sĩ hạng nhẹ đang tìm cách gây hấn với võ sĩ hạng nặng Trung Quốc”.
Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã phát động các nỗ lực có phối hợp để uốn nắn hình ảnh của TQ ở nước ngoài. Bắt chước nước Nga, Bắc Kinh sử dụng hàng ngàn bot để tải thông điệp của Đảng Cộng sản TQ, theo Twitter. Đồng thời, TQ bơm tiền vào truyền thông nhà nước với những chương trình phát đi bằng hàng chục ngôn ngữ.
Tại Thái Lan, đại sứ TQ đã dùng Facebook mô tả những người chỉ trích TQ là “thiếu tôn trọng trong cuộc tranh cãi về nguồn gốc virus Covid, và “phản bội lịch sử” khi nói tới tình trạng ở Hong Kong và Đài Loan.
Ông Xi Minzner, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham, New York, nói ông Tập rõ ràng ưu tiên tiến cử các nhà ngoại giao “chiến binh sói’. Những nhà ngoại giao TQ thế hệ mới này là người không ngần ngại dung những ngôn ngữ không mấy ngoại giao như một công cụ để thu hút sự chú ý của những người ở trong nước, bất kể tác động đối với hình ảnh của Trung Quốc ở nước sở tại.
Nhưng ở nước ngoài, thái độ nghênh ngang và những phát biểu hung hăng của các nhà ngoại giao TQ bị lên án nặng nề.
Ngoại trưởng Pháp triệu tập Đại sứ TQ sau khi sứ quán TQ ra tuyên bố chỉ trích các nhân viên làm việc tại các viện dưởng lão Pháp đã “chạy trốn, để mặc cho những người già chết vì đói và bệnh tật”,
Hoa Kỳ phản đối sau khi đại diện TQ đưa lên Twitter những tố cáo không có cơ sở hay chứng cớ vu vạ cho quân đội Mỹ “có thể đã mang virus tới Vũ Hán”.
TT Pháp Emmanuel Macron đặt nghi vấn về cách đáp ứng của Bắc Kinh, nói rằng “rõ ràng là có những điều xảy ra mà chúng ta không biết tới”. Nhà ngoại giao hàng đầu của Anh thì nói “không có chuyện mọi sự như cũ với TQ” sau đại dịch.
Các quan chức TQ giận dữ về điều mà họ cho là tính đạo đức giả của các nước phương Tây. Họ nói TT Trump và các nhà lãnh đạo Tây phương khác đã làm ngơ khi dịch bệnh sắp trở thành đại dịch, để rồi sau đó đổ lỗi cho TQ khi virus lan tới nước họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét