Ngày 20/3/2020, chính phủ Việt Nam đã trả lời kháng thư chất vấn về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập của nhóm các chuyên gia nhân quyền LHQ ngày 22/1/2020.
Chính phủ Việt Nam cho biết các quyền tự do báo chí tự do biểu đạt cũng như nhân quyền không bị giới hạn tại Việt Nam.
“Người Việt Nam có thể truy cập các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC, NHK, Mạng EU … Tất cả các hãng thông tấn và báo chí quốc tế lớn như Reuters, AP, AFP, Kyodo … đều có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều tạp chí và báo nước ngoài được phân phối rộng rãi trong nước và người dân có thể tự do truy cập các tạp chí này trên internet.
Báo chí đã trở thành diễn đàn cho các tổ chức xã hội và nhân dân và là một lộ trình quan trọng để bảo vệ lợi ích hợp pháp và các quyền tự do cơ bản. Báo chí cũng đóng một vai trò tích cực trong việc kiểm tra và giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Nhiều cơ quan báo chí và truyền thông chủ động vạch trần tham nhũng, vi phạm nhân quyền hoặc dân quyền, và hành vi trái pháp luật. Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi người có thể kiến nghị, bày tỏ quan điểm chính trị và đóng góp vào diễn ngôn công khai về tất cả các vấn đề văn hóa, kinh tế xã hội và chính trị.“
Chính phủ khẳng định việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng không phải là lạm quyền hay bắt giam vô cớ mà đó là dưa vào kết quả điều tra ban đầu vào tháng 8 năm 2019 của công an. Theo đó phía an ninh cho rằng ông Phạm Chí Dũng đã “đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội.”
Tuy nhiên nếu theo dõi những bài viết của ông Dũng sẽ nhận thấy đó là những bài phản biện ôn hoà về các vấn đề chính trị, xã hội và không kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân.
Trong thư cũng nêu rõ các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã thi hành các lệnh khám xét và bắt giữ ông Phạm Chí Dũng vào ngày 20 tháng 11 năm 2019 sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn lệnh khám xét và bắt giữ.
Bức thư khẳng định “việc bắt giữ và giam giữ và khám xét nhà của riêng ông Phạm Chi Dũng theo dõi quá trình tố tụng hình sự được quy định trong luật pháp của Việt Nam; biên bản tố tụng được tất cả các bên liên quan như cảnh sát, nhân chứng và chính ông Phạm Chí Dũng ký.”
Tuy vậy theo các biên bản khám xét và giao nhận được lập vào ngày 21/11/2019 mà chúng tôi được biết, ông Phạm Chí Dũng không ký vào văn bản nào theo như cáo buộc của chính phủ Việt Nam.
Bản phúc đáp cho biết lý do luật sư không được tiếp cận ông Dũng là “để đảm bảo tính bảo mật cần thiết cho việc điều tra một vụ án đang diễn ra.”
Bên cạnh đó còn có thông tin chỉ được phía chính quyền đưa ra mà không có sự xác nhận của ông Dũng về việc “ ông Phạm Chí Dũng bày tỏ nguyện vọng tự bào chữa mà không cần luật sư.”
Thư phúc đáp xác nhận việc không Dũng không được phép gặp mặt gia đình “vì vụ án đang trong giai đoạn điều, luật chỉ cho phép gia đình gửi đồ tiếp tế và quà tặng cho bị cáo; yêu cầu gặp mặt gia đình trong giai đoạn này không thể được đáp ứng để đảm bảo tính bảo mật của các cuộc điều tra đang diễn ra.”
Chính phủ Việt Nam xác nhận rằng ông Phạm Chí Dũng không bị giam giữ tùy tiện, tra tấn, đánh đập hay đối xử tàn bạo vì vì” việc thẩm vấn tại các cơ sở giam giữ hoặc các cơ quan điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình.”
Thư cho biết tình trạng sức khoẻ ông Phạm Chí Dũng hiện trong tình trạng bình thường mà không đề cập đến việc ông bị mất ngủ và phải yêu cầu gia đình gởi thuốc an thần vào theo toa bác sỹ trại giam.
Trong khi đó các tổ chức nhân quyền thế giới liên tục lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam xoá bỏ các điều 117 Bộ Luật Hình sự, Chính phủ Việt Nam khẳng định điều 117 Bộ Luật hình sự tương thích với tương thích với Điều 19 của ICCPR trong việc thực thi quyền tự do ngôn luận.
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2019, cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố hình sự, ban hành lệnh tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Phạm Chí Dũng về việc tạo, lưu trữ, phân phối hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và tài liệu chống lại Nhà nước Việt. Nam theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Một nhóm các chuyên gia nhân quyền LHQ ngày 22 tháng 1 năm 2020 đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập.Các chuyên gia nhân quyền của LHQ bày tỏ sự quan ngại về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư.Bốn chuyên gia nhân quyền LHQ cáo buộc việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng “ là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông.”Các luật sư bày tỏ sự lo ngại rằng việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông Phạm Chí Dũng có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo.”Các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi trong vòng 60 ngày về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.Chính phủ Việt nam cũng được yêu cầu phải cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.Kháng thư viết rằng các chuyên viên nhân quyền quan ngại rằng những hành vi của chính phủ Việt Nam dường như có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận và các hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông Dũng.
____________
Tham Khảo:
(1)Thư phúc đáp: https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadFile?gId=35202
(2) Kháng thư: https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=24990
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét