Đồng bằng sông Cửu long đang hấp hối. Nước sông bị chặn bời nhiều đập thủy điện và bị nhiễm mặn bời triều dâng. Trên mười triệu nông dân đang lao đao. Nếu có người thấy trước được việc này, cảnh báo sớm, chính quyền, cùng các nhà khoa học và nhân dân hợp sức tìm giải pháp thì đã có thể tránh được tai họa, phát triển bền vững.
Phải chăng không có ai thấy trước và dự báo tình hình? Có đấy, nhưng nhà khoa học lỗi lạc và rất yêu nước ấy đã bị hắt hủi cho đến chết năm 1986 tại nhà tù Ba Sao năm 1986. Đó là GS Nguyễn Duy Xuân, sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông đã du học, nghiên cứu về nông nghiệp, thủy lợi, kinh tế tại Pháp, Anh và Mỹ trong nhiều năm. Ông về nước năm 1963 (lúc 38 tuổi), nghiên cứu và phụ trách nhiều công việc quan trọng về Nông nghiệp, làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.
Tháng 4 năm 1975, sau khi thu xếp cho vợ con sang Guam, rồi sang Pháp tạm lánh, ông trở lại Việt Nam. Ngày 30 tháng 4, mặc dầu có trực thăng sẵn sàng chở ông đi di tản nhưng ông ở lại với mong ước được đem kiến thức phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, mà trước hết là phát triển đồng bằng sông Cửu long. Ông sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới để được làm khoa học phục vụ đất nước.
Ngày 13 tháng 5 ông trình diện chính quyền giải phóng, được tập trung đi học tập cải tao tư tưởng trong vài ngày, nhưng rồi bị giam giữ không xét xử tại nhà tù loại khắc nghiệt nhất. Năm 1983, ông Võ Tòng Xuân, khi làm đại biểu Quốc hội có tìm đến thăm tù nhân Duy Xuân, có ý định cứu người thủ trưởng cũ của mình, nhưng rồi không kịp. Nhà khoa học lỗi lạc và yêu nước Nguyễn Duy Xuân bị bệnh cũng bình thường, nếu được chữa trị sẽ qua khỏi, nhưng nhà tù đã tạo điều kiện thuân lợi để ông từ giã cõi đời, mang kiến thức khoa học sang thế giới khác.
Nếu GS Nguyễn Duy Xuân không chết trong nhà tù, được sử dụng như ông Lương Định Của thì rồi đồng bằng sông Cửu long có thoát khỏi tai họa như hiện nay hay không. Không biết được, không dám chắc, vì ý kiến của nhà khoa học có hay, có đúng đến đâu mà không trung thành với Mác Lê, không nghe theo chỉ đạo của Trung Cộng thì chính quyền CSVN dứt khoát bác bỏ, kiên quyết từ chối.
Chỉ còn lại đồng bằng sông Cửu long khóc than cho đứa con yểu mệnh của mình, đứa con phải bỏ đất mẹ ra đi, mang theo bao oan khổ, tủi nhục. Tro cốt của GS Duy Xuân được con gái từ Pháp về đem gửi tại chùa Thiên Hưng, Bình Thạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét