Sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội đi học trở lại hôm 2/3
Đã có trường hợp xét nghiệm 4 lần mới ra kết quả dương tính tại Thiên Tân, Trung Quốc [1]. Mới đây ngày 27/2, một nữ bệnh nhân 27 tuổi đã tử vong tại bệnh viện 115 khi có đầy đủ các triệu chứng của viêm phổi virus corona chủng mới như: sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, ARDS (suy hô hấp cấp tính), viêm cơ tim, suy đa cơ quan, chưa loại trừ cúm (xem giấy báo tử 1). Sau đó ngày 28/2, một nam thanh niên tử vong ở Hà Nội. Cả 2 trường hợp này đều đã được lấy mẫu dịch từ đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản) để xét nghiệm và cho về kết quả âm tính [2][3].
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Trung Quốc được đứng đầu bởi Thạch Chính Lệ - trưởng phòng nghiên cứu Virus học Vũ Hán, thì chỉ xét nghiệm bằng dịch đường hô hấp là chưa đủ mà còn phải xét nghiệm cả mẫu phân (phết hậu môn)[4].
Nghiên cứu này có thể dùng để giải thích các trường hợp dương tính lần 2 với loại virus chủng mới, đồng thời là một tài liệu quý để các nước học hỏi trong công tác phòng dịch.
Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành theo dõi 2 nhóm bệnh nhân, thuộc tất cả các nhóm tuổi và giới tính. Họ kết luận như sau (lược dịch):
- Trong một nhóm 16 người được theo dõi, ngày đầu tiên (Day zero) chúng tôi nhận được kết quả 8 ca dương tính từ dịch đường hô hấp và 4 kết quả dương tính từ dịch hậu môn. Tuy nhiên, vào ngày thứ 5, chúng tôi chỉ xét nghiệm thấy 4 mẫu dương tính từ dịch hô hấp và đến 6 mẫu dương tính từ dịch hậu môn.
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cách phát hiện virus trong mẫu dịch đường hô hấp đối với nCoV-2019 là không hoàn hảo. Virus có thể có trong phết hậu môn hoặc máu của bệnh nhân ngay cả khi xét nghiệm dịch đường hô hấp cho kết quả âm tính.
- Bệnh nhân bị nhiễm nCoV-2019 có thể chứa virus trong ống tiêu hoá ở giai đoạn sớm hoặc muộn của bệnh.
- Đáng lưu ý rằng không có bệnh nhân nào có máu nhiễm virus cho ra kết quả dương tính. Những bệnh nhân này (xét nghiệm bằng dịch đường hô hấp và máu) có thể sẽ được coi là âm tính với nCoV-2019 bằng các quy trình xét nghiệm thông thường, từ đó gây ra mối đe dọa về truyền nhiễm cho những người khác.
- Chúng tôi quan sát thấy sự thay đổi từ dương tính với virus trong đường hô hấp ở những ca mới nhiễm bệnh sẽ dần chuyển thành dương tính qua xét nghiệm phết hậu môn trong thời kì sau.
- Quan sát này cho thấy rằng chúng ta không thể để xuất viện một bệnh nhân mà chỉ dựa trên bệnh phẩm âm tính của đường hô hấp, người này vẫn có thể dùng tiếp tục lây lan virus bằng đường phân hoặc đường hô hấp. Trên hết, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo nên sử dụng xét nghiệm virus trong huyết thanh IgM và IgG để xác nhận, xét đến việc các kết quả từ bệnh phẩm đường hô hấp là không đáng tin cậy.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy gì?
Điều có thể thấy qua nghiên cứu này là: Các xét nghiệm bằng bệnh phẩm đường hô hấp được đánh giá có độ tin cậy thấp, nhóm khoa học Trung Quốc khuyến cáo dùng thêm xét nghiệm huyết thanh để xác nhận người bệnh có thực sự âm tính với virus hay không.
Theo như thông tin từ một số bác sĩ cũng như trên các phương tiện truyền thông, thì đối với COVID-19 Việt Nam đang sử dụng xét nghiệm dịch đường hô hấp (thấy rõ qua hai bài báo về hai thanh niên tử vong) mà không xét nghiệm bằng phết hậu môn hay huyết thanh.
Như vậy kết quả xét nghiệm của Việt Nam có thể không chính xác theo quy trình hiện tại. Đây là một vấn đề Bộ Y Tế cần thảo luận và nghiên cứu kĩ.
Đồng thời, để nhân dân an tâm trong mùa dịch, đặc biệt trong thời điểm học sinh sắp đi học lại vào tháng 3, Bộ Y Tế nên công khai, minh bạch về các số liệu xét nghiệm. Ví dụ như: một ngày xét nghiệm bao nhiêu mẫu, bao nhiêu ca là dương tính và âm tính, số người nghi nhiễm và chưa được xét nghiệm, vv… Việc này CDC Hàn Quốc đang làm rất tốt, cập nhật định kỳ mỗi ngày 3 lần cho dân chúng được biết [5].
WHO đã nâng cảnh báo toàn cầu đối với COVID-19 lên mức cao nhất, Việt Nam là nơi sát vùng tâm dịch Trung Quốc, công tác xét nghiệm rất cần chính xác, minh bạch để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân.
Rất mong kiến nghị này được giới chuyên môn và các chuyên gia dịch tễ đầu ngành thảo luận và giải đáp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét