Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

4104 - Từ California, vài nhận xét về ngày 6/1/2021

TS Đinh Xuân Quân

Cả thế giới còn bị sốc trước hình ảnh những người cực hữu xâm chiếm tòa nhà Quốc Hội vào ngày 06/01/2021 trong thời điểm lưỡng viện Quốc Hội xác nhận kết quả việc kiểm phiếu đại cử tri, công nhận chiến thắng bầu củ toan quốc của Joe Biden. Thay vì “Nước Mỹ vĩ đại” ta đang thấy một “nước Mỹ nhục nhã” qua những hình ảnh bạo loạn, chiếm thành trì nền dân chủ Hoa Kỳ bởi những kẻ cực đoan, ủng hộ tổng thống thất cử Trump. 

Cả thế giới, phe đồng minh cũng như các nước thù nghịch lên tiếng chỉ trích hoặc nhạo báng. Giới chuyên gia thì cho rằng trách nhiệm của vụ hỗn loạn thuộc về Donald Trump, người « xúi giục, kích động » những thành phần cử tri cực hữu từ trước ngày 3/11 nhằm giữ lại quyền hạn thêm 4 năm nữa, dù là thua phiếu.

Từ năm 1815 đến nay chưa bao giờ Quốc Hội Hoa kỳ bị xâm chiếm. Thế rồi bỗng nhiên một ngày đầy xấu hổ lại xảy ra cho nước Mỹ, đó là ngày 6 tháng 1, 2021, và lạ lùng thay, cả thế giới thấy cờ vàng ba sọc đỏ tham gia trong cuộc “đảo chính hụt” này! 

Sau đây là tóm tắt các sự kiện trong vụ bầu TT trong cơ đại dịch Covid 19, các vụ kiện tại 6 tiểu bang chiến trường (Pennsylvania, Arizona, Michigan, Wisconsin, Georgia,… ) do LS Guigliani người tin cậy TT Trump và một nhóm luật sư của ông ta viện cớ ăn gian đại trà, phần mềm gian, máy bầu của Dominion, do các thuyết “âm mưu” do một số cơ quan truyền thông cực hữu như Epoch time, Washington Time, nhóm Qnon, hay chính phe ‘gia nô’ của đảng cộng hòa đưa tin đến vụ tổ chức biểu tình ngày 6/11 phản đối bầu cử “gian lận – cướp bầu cử. ” Các cử tri VN cũng tham gia qua trung gian của các tờ Epoch time bản tiếng Việt, các you tuber đủ loại, kể cả việc dùng những tin từ Việt Nam, do những người không biết gì về Hoa Kỳ, không có quyền bầu cử ở đây nhưng cũng muốn tham gia.

Luật bầu cử tại Hoa kỳ rất rõ : các tiểu bang chịu trách nhiệm tổ chức. Vì có 50 tiểu bang do đó thủ tục bầu cử có khác chút ít giữa các tiểu bang. Vì có đại dịch, một số quốc hội tiểu bang đã thay đổi thủ tục bầu cử nhất là về phiếu khiếm diện. Cách bầu qua phiếu khiếm diện có từ lâu, và vào ngày bầu cử 3/11 2020 hình thức bầu này đã được áp dụng rất phổ biến. 

TT Trump và phe cộng hòa đã phản đối vì họ biết là đã số bầu khiếm diện là phe dân chủ hay ủng hộ dân chủ. Việc tranh cãi kéo dài và các quốc hội tiểu bang đã cho thực thị vụ này.

Bầu cử


Số người tham gia bầu cử ngày 3 tháng 11, 2020 là kỷ lục, 153 triệu cử tri đã tham gia trong đó độ 80 triệu bỏ phiếu cho Joe Biden và 73 triệu phiếu cho TT Trump. Biden hơn Trump 7 triệu phiếu. 

Phe TT Trump đã kiện trên 60 vụ tại các tòa và cả Tối cáo Pháp Viện (TCPV) đã phá việc kiểm phiếu và thực thi số phiếu. Trên 60 vụ kiện bị bác vì không có chứng cớ mà đa số là tin vịt. 

Có các tin đồn dựng đứng nói xấu con trai Hunter Biden (JB) qua vụ chiếc computer mang đi sửa, hối lộ của TQ, đến phần mềm máy bầu cử Dominion của Venezuela…. 

TT Trump dùng quyền hành TT gọi các thành viên cộng hòa của tiểu bang trong đó có Michigan, và nhất là tiểu bang Georgia, cố gắng lật thế cờ. Không may các quan chức cộng hòa tại Georgia đã theo đúng luật và còn cho thấy chứng cớ Tổng Thống vừa đe dọa, vừa nài nỉ họ cho ông xin 11,780 phiếu bầu, hầu có thể thắng ông Biden. Đây là một điều chưa từng thấy trong lịch sử bầu cử Mỹ, cho thấy chính Tổng thống đương quyền bày ra trò gian lận làm phiếu giả chỉ cốt cho mình thắng cử. Quan chức cộng hòa tại Georgia là Raffensperger và gia đình bị đe dọa vì đã nói ra sự thực là đã kiểm phiếu 3 lần mà không có chứng cớ về gian lận. Ông Raffensperger đã phải nhờ nhân viên công lực bảo vệ ra khỏi tòa nhà Quốc hội Georgia.

TT Trump dùng quyền của mình để cố thuyết phục phó TT Pence lật thế cờ trong ngày 6 tháng 1 cũng như đã gọi các thành viên cộng hòa tại thượng và hạ viện (có 13 TNS và 140 dân biểu) quyết tham gia lật thế cờ vào ngày QH chính thức hóa số phiếu. 

Các thủ thuật này làm cho nhiều người tại Hoa Kỳ và trên thế giới ngạc nhiên và phẫn nộ. 

Biểu tình ngày 6/11 để áp lực Quốc hội không tuyên bố J. Biden đắc cử 


Sau đây là một số hình trong cuộc chiếm QH. 

Hình Jon Cherry/Getty Images

Lựu đạn cay khi nhóm bạo loạn bao vây QH

Hình Tasos Katopodis/Getty Images

Cảnh sát và nhóm bạo loạn tại tòa QH. Hình: Roberto Schmidt/AFP via Getty Images


Ảnh của Richard Barnett, 60 tuổi chiếm phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Hình: Saul Loeb/AFP via Getty Images)

Việc gì đã đưa đến chỗ này? Cũng như tác giả đã nói, TT Trump đã dùng đủ mọi thủ đoạn. Ngoài những thủ đoạn nói trên ông ta gọi đám ủng hộ viên tụ về Washington DC để phản đối – ép buộc các dân biểu trong ngày 6 tháng 1 qua. Trong vài tháng và trong vài tuần trước ngày công nhận chinh thức của QH, những người ủng hộ TT Trump cực đoan và các nhóm cực hữu sử dụng đã cảnh báo về những cuộc biểu tình có thể có bạo lực tại QH về việc tuyên bố kết quả bầu cử. Một số người ủng hộ Trump ở Washington DC còn mặc quần áo với các khẩu hiệu "MAGA: CIVIL WAR" với ngày 6 tháng 1 năm 2021.


Đám đông ủng hộ tổng thống hẹn giờ tụ hợp để ngăn Quốc hội chứng nhận kết quả bầu cử, không phải là điều tự phát. Tất cả đã được lên kế hoạch từ Tổng thống Trump và một số đồng minh Đảng Cộng hòa thân cận của ông. 

Đám đông đã tụ tập nghe TT phát biểu, có thể hiểu là một cách “phát lệnh” tiến về tòa nhà QH. Họ có một mục đích rất rõ ràng, được thúc đẩy bởi ý tưởng rằng hành động của họ là hợp pháp, dựa trên việc lý giải rằng Tổng Thống của họ - với tư cách là tổng tư lệnh của họ - đã ban lệnh cho họ đi đến và thực hiện điều này.

Trong tòa Nhà Trắng, TT Trump và tham mưu của ông đã có mặt trong lều theo dõi qua TV quang cảnh đám đông tiến về tòa nhà QH. 

Mọi người trong nước Mỹ cũng như trên thế giới đều không thể hiểu nổi khi thấy hàng nghìn người ủng hộ Trump tràn vào bên trong tòa nhà mang biểu tượng thiêng liêng về Lịch sử và nền Tự do Dân chủ của nước Mỹ để chống lại việc công nhận một vị Tổng thống vừa thắng cử theo ý của đa số dân chúng Mỹ. 

Phim ảnh đã cho thấy đám đông này đã mặc sức đi sục sạo khắp trong tòa nhà. Họ đi tìm Phó TT Pence, bà Pelosi và các dân cử khác, nhưng tất cả đã di chuyển vào nơi an toàn. Trong khi đó TT Trump, con cái và những nhân viên thân cận của ông đang theo dõi các diễn tiến qua màn hình, và không hề lên tiếng hay làm một động tác nào về những gì đang xảy ra. 

Một số nhận xét về ngày 6 tháng 1, 2021


1. Việc đầu tiên là sơ hở an ninh. Mức độ nghiêm trọng và quy mô của cuộc hỗn loạn do đám đông gây ra chính vì lực lượng an ninh yếu ớt, thiếu chuẩn bị. Trên các đài truyền hình trục tiếp ta thấy hàng ngũ cảnh sát thưa thớt bị áp đảo bởi đám đông - một số trong đám này mặc áo giáp, vung vũ khí và xịt chất hóa học. Một số người biểu tình đã được hộ tống hoặc hướng dẫn đường ra khỏi tòa nhà mà không hề bị bắt giữ. Các hình ảnh ghi lại cho thấy các cảnh kẻ bạo loạn đi nghênh ngang trong trụ sở quốc hội, có người ngồi gác chân bàn của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người khác thì vác lá cờ của Liên minh miền Nam, có người lại chễm chệ ngồi chỗ của Phó Tổng thống Mike Pence... Các cảnh này cho thấy những thất bại đáng xấu hổ của cảnh sát QH tại Washington hôm thứ Tư 6/1/2021 mặc dù đã biết sẽ có biểu tình lớn.

2. Những kẻ bạo loạn sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý? Vì bạo loạn lan tràn, kéo dài cho nên ứng cử viện đắc cử Joe Biden lên TV kêu gọi TT Trump lên tiếng. Sau đó TT Trump xuất hiện trên màn ảnh kêu gọi các người biểu tình về nhà. Phó Tổng thống Mike Pence là một trong những người đã kêu gọi những người liên quan nên bị truy tố ở mức tối đa của pháp luật. Các hình ảnh ghi lại chiếu trực tiếp trên TV là những bằng chứng không chối cãi được của đám bạo động. Những đoạn ghi lời nói của TT Trump, của LS Giugliani và các hành vi vô liêm sỉ của nhiều TNS và Dân biểu là những bằng chứng không thể cãi. Các thành viên Dân chủ và một số thành viên cộng hòa khác đã lên tiếng đòi TT Trump từ chức hay bị impeach (truất phế). Các chuyên gia pháp lý đã suy đoán rằng một số người dính líu có thể phải đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng và hiếm hoi là Âm mưu nổi loạn - một tội danh liên bang có thể lãnh mức án 20 năm tù. 

3. Tinh thần trách nhiệm của các TNS và DB trở lại làm nhiệm vụ chứng nhận cuộc trúng cử. Sau ba tiếng hỗn loạn, trật tự đã vãn hồi, giới nghiêm tuyên bố tại Wahington DC từ 18 g chiều. Các TNS và dân biểu đã trở lại tái họp tại nhà QH để chứng nhận cuộc trúng cử của JBiden. Âm mưu lật thế cờ của các TNS Ted Cruz (TX) hay Josh Hawley (Mo) sau biến loạn này hầu như không còn ai tham dự nữa. Phó Tổng thống Mike Pence chủ trì cuộc họp tiếp sau đó, chứng nhận kết quả phiếu của cử tri đoàn : phía DC nhận được 306 phiếu, phía CH được 232 phiếu. Như vậy, Phó TT Pence và các TNS và DB đã đặt nhiệm vụ lên trên nguy hiểm cá nhân. Tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ nhất định làm việc này ngay trong đêm 6 rạng ngày 7 tháng 1, để có thể có TT mới vào ngày 20/1/2021. 

4. Một số hình ảnh, videoclip cho thấy trong đám biểu tình thấp thoáng một số lá cờ vàng ba sọc đỏ, đó chính là điều buồn cho cộng đồng người Việt tị nạn trên nước Mỹ. Cờ vàng 3 sọc đỏ đã có mặt tại cuộc bạo loạn. Một số người VN nghe theo thuyết âm mưu, các báo Epoch Time hay các you-tubers thiếu hiểu biết, đã mù quáng tham gia vào bạo loạn. Có người đã mang cờ VNCH leo lên phất qua lại trên ban công toà nhà Quốc hội. Nhưng ngay sau khi bạo loạn chấm dứt, họ đã mau chóng cuốn cờ và chuồn êm. Việc tham gia bạo loạn này sẽ bị luật pháp Hoa kỳ phạt có thể lên tới 20 năm tù, vì đồng nghĩa với việc tham gia lật đổ một chính quyền dân chủ, là một tội nặng.

5. Khi thấy thất bại TT Trump đã tuyên bố ông ta không ủng hộ bạo loạn – có quyền lên tiếng ôn hòa nhưng không thể nào phá phách hay bạo động. Thế là TT Trump đã bỏ rời đàn em cũng như ông đã làm với các cộng sự viện không còn hữu ích cho ông như ông W. Barr chẳng hạn. “All of them have been thrown under the bus.” Ông đã bỏ rơi đám đàn em và các người được ghi hình bị FBI bắt, trong đó có một số dân biểu tiểu bang tham gia vào cuộc bạo loạn. Cơ quan FBI đang công khai kêu gọi dân chúng Mỹ cung cấp tin tức, hình ảnh, video cho họ để điều tra, bắt giữ, kết án những kẻ gây rối, phá hoại. 

Bài học sơ khởi


Bạo loạn xảy ra, hình ảnh nước Mỹ bị sứt mẻ. Lỗi này không chỉ thuộc TT Trump mà tác giả cho là thiếu đạo đức, mà trách nhiệm còn thuộc đảng Cộng Hòa đã dung túng ông ta trong bốn năm qua. Kết quả là đảng cộng hòa có nguy cơ bị chia rẽ. Mọi người đã biết là đảng Cộng hòa có khuynh hướng ủng hộ nhà giàu, có tinh thần dân túy, bài ngoại và ủng hộ da trắng cực đoan. Một thăm dò cho thấy 45% cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa tán đồng cuộc xâm chiếm nhà QH. Việc này cho thấy là đảng Cộng hòa bao gồm đến gần phân nửa những người ủng hộ các hành động cực đoan đó.

Hệ thống bầu cử và chinh trị tại Hoa kỳ có nhiều lỗ hổng và cần sửa đổi nhiều. Nay các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram... đã đồng loạt đóng băng các tài khoản của ông Trump để ngăn chận những tin nhắn xúi dục, hô hào gây bạo loạn tiếp theo của Trump. 

Thiệt hại nặng nề nhất là biểu tượng tự do, dân chủ của nước Mỹ. Các người làm bạo loạn với mục đích “lật thế cờ” giữ lại Donald Trump với sự tiếp tay của một số dân biểu, nghị sĩ đảng Cộng Hòa như Ted Cruz, Ken Paxton (TX) hay Josh Hawley (Mo). Về mặt quốc tế cuộc bạo loạn, tấn công vào tòa nhà QH, cơ quan lập pháp của nước Mỹ, do những người biểu tình gây ra theo lời kêu gọi, kích động của đương kim tổng thống Mỹ, ông Trump bị cả thế giới chế diễu, lãnh đạo các nước Đức, Ý, Pháp, Canada, Anh…chỉ trích, lên án. 

Vụ bạo loạn và kích động bạo loạn này là món quà quý cho Nga, nhất là cho TQ hay các nước CS độc tài. Hình như nhiều người tỵ nạn CSVN tại Mỹ đã góp phần tấn công vào thanh trì dân chủ tại nhà QH. Mong là không có người VN nào bị FBI truy tố, vì chẳng qua họ bị mù quáng. Người viết bài này đột nhiên nhớ lại một sự kiện của lịch sử Việt Nam : cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim rốt cuộc trở thành vụ cướp chính quyền của cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, năm 1945. 

Mong là người Việt Nam luôn luôn thức tỉnh và sáng suốt trước các âm mưu chính trị.

Nguồn: https://www.diendantheky.net/2021/01/ts-inh-xuan-quan-tu-california-vai-nhan.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét