CHI TRẦN
Nguyễn Khoa Phước : Tôi có ý định sẽ viết về ông Lý Huỳnh, một đạo diên, diễn viên và là một võ sư, một người được sinh ra tại miền Nam. Ông được nuôi dưỡng và thành danh dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nhưng tình cờ đọc bài viết của Chi Trần thấy đồng suy nghĩ và quan điểm nên share về.
Qua góc nhìn sâu sắc, khách quan của bạn Chi Trần, một người sinh ra, lớn lên và hiện đang sống tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam, đã cho ta thấy một sự thật đáng buồn về sự trở cờ, hèn hạ của nhiều nghệ sĩ miền Nam sau 75.
Cám ơn Chi Trần.
Nguyễn Đình Bổn : Hôm qua trên đường đi công việc về, ngồi trên xe nghe một đại văn công của chế độ vừa qua đời. Kẻ này sinh ra tại miền Nam, học hành trong chế độ VNCH, nhưng chuyên đóng vai mô tả các sĩ quan VNCH là thành phần ác, chống lại dân, thậm chí có thể giết người không cần xét xử! (Những vai diễn của hắn đã đầu độc bao nhiêu người vì thiếu hiểu biết).
Ai xót thương hắn chớ tôi thì không. Loại ăn cháo đá bát sống được 78 năm trên đời cũng đủ lâu rồi.
Đời tôi ghét tận tâm can bọn phản bội, bọn nịnh thần, nên bất kỳ ai nhắc câu nghĩa tử nghĩa tận chi ở đây sẽ bị block!
VỀ MỘT KẺ MỚI CHẾT
Hồi nhỏ tôi được xem đi xem lại khá nhiều lần bộ phim cách mạng mang tên Hòn Đất được chuyển thể từ tác phẩm văn học Hòn Đất của nhà văn Anh Đức. Một đứa trẻ vừa mới lớn lên chưa hiểu biết gì về sự đời như bao đứa trẻ khác thì tôi cũng thấy sợ hãi nhân vật tên Xăm do kẻ vừa mới chết thủ vai.
Qua bàn tay của đạo diễn Hồng Sến thì tay trung úy Xăm nổi hơn rất nhiều so với nhân vật của Anh Đức. Trung úy Xăm được mô tả như một kẻ cực kỳ hung dữ với vẻ mặt râu ria xồm xoàm, súng đeo đầy người và uống nước ngọt bằng cách dùng dao chém cổ chai cho đứt rồi ngửa cổ tu ặc ặc.
Nói chung những gì ác độc nhất và ghê gớm nhất đều được Hồng Sến xây dựng thành công qua lối diễn xuất của Lý Huỳnh.
Lớn lên được đi đây đó, được đọc nhiều sách vở hơn và có dịp về chính mảnh đất Kiên Giang nơi ra đời tác phẩm văn học Hòn Đất, gặp gỡ với các bà mẹ già miền Tây vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa cười hiền hòa bảo rằng có thằng Xăm nào gớm ghiếc vậy đâu !
Hóa ra nhân vật dữ tợn trong phim cũng chỉ là sự phong phú về trí tưởng tượng của Anh Đức nhằm bôi nhọ người lính VNCH.
Hồi đó sau mỗi buổi chiếu bóng tại sân vận động xã thì khi tan rạp họ hay bàn tán với nhau về các nhân vật trong phim như nhân vật trung úy Xăm nào là thằng Xăm ác độc thế, dã man thế.
Từ những nhân vật trong phim đã tác động vào đầu óc non nớt của bao nhiêu thế hệ trẻ về lòng căm thù giặc Mỹ, tay sai Ngụy để rồi lòng hận thù đó sẽ mang theo trong lòng những đứa trẻ tới lớn nếu không chịu khó tìm hiểu và học hỏi.
Lý Huỳnh lúc sống từng tâm sự rằng ông đổi đời từ những vai diễn phản diện khi đóng vai các nhân vật tướng, tá, sĩ quan của quân đội VNCH.
Ông ấy từng là cảnh vệ vòng 2 cho Nguyễn Cao Kỳ và sau biến cố 1975 thì quay qua đóng phim cách mạng.
Hành động của Lý Huỳnh được xem như việc ăn cháo đá bát vì phản lại nơi đã sinh ra mình, cưu mang và đào tạo ra ông ấy.
Cũng chẳng tốt đẹp gì khi cuối đời phải chịu trăm thứ bệnh hành hạ và ra đi ở tuổi 78 kết thúc cuộc đời một kiếp con người.
Những kẻ như Lý Huỳnh, Thế Anh hay đóng những nhân vật sĩ quan quân đội VNCH cũng góp phần không nhỏ trong việc bôi nhọ những người lính ở bên thua cuộc cũng như góp phần không nhỏ trong việc nhồi vào sọ nhiều đứa trẻ sự hận thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét