Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

575 - Putin và Tập Cận Bình chờ sơ hở chiến lược của Trump để ngồi vào chiếc ghế mà Mỹ vừa bỏ trống…

Tổ chức NATO thể hiện “sự vĩ đại” của Mỹ ở Châu Âu thì nước Ý là “trái tim” của sự vĩ đại đó. Lực lượng quân sự của Mỹ tại Châu Âu hầu hết đóng đóng ở Ý. Sự “vĩ đại” này trong thời gian tới chắc sẽ không còn.

574 - Tập Cận Bình bị kêu gọi từ chức vì xử lý tệ hại khủng hoảng corona




Quyền uy Tập Cận Bình bao trùm Trung Quốc, nhưng nay người dân phẫn nộ vì đại dịch ở Vũ Hán đã dám lên tiếng phản đối. Ảnh mang tính minh họa. EUTERS/Aly Song
Đài truyền hình Sun TV tại Hồng Kông cho biết các « thái tử đỏ » đề nghị lập ra một « nhóm lãnh đạo khẩn cấp » do phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn hoặc Uông Dương, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đứng đầu. Sự kiện một thông tin như vậy xuất hiện cho thấy đang có đấu đá dữ dội trong nội bộ Trung Quốc.

573 - Làm cách mạng và làm chính trị

Nguyễn Đình Cống


Có nhiều loại cách mạng, về khoa học kỹ thuật, về văn hóa tư tưởng, về chế độ chính trị v.v… Bài này chỉ đề cập đến cách mạng về chế độ chính trị. Làm cách mạng loại này gồm hai phần, xóa bỏ chế độ cũ và thay bằng chế độ mới. Có ý cho rằng chế độ mới tiến bộ hơn, nhưng vài cuộc thay đổi chế độ bằng bạo lực được gọi là cách mạng không chứng tỏ điều đó. Làm chính trị là hoạt động nhằm tổ chức, sử dụng quyền lực nhà nước, là hoạt động giao tiếp cao nhất giữa các con người trong xã hội. Làm chính trị có thể là phần sau của cách mạng bạo lực lật đổ chế độ, nhưng chủ yếu là diễn ra trong hòa bình, thông qua việc đề ra đường lối quản trị xã hội, vận động sự ủng hộ, ứng cử, tranh cử để nắm chính quyền.

572 - Vì sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện lúc này?


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Xuất hiện ‘trên văn bản’

Vào ngày 30 tháng 3 năm 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện ‘trên văn bản’, qua truyền thông nhà nước gửi lời kêu gọi ‘toàn thể dân tộc Việt Nam hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19’.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống hôm 31 tháng 3 năm 2020 đưa ra nhận định về lời kêu gọi của ông Trọng:
“Chuyện các ông lãnh đạo quốc gia, ông chủ tịch, ông tổng bí thư, người ta phải hiệu triệu, phải kêu gọi, đó cũng là chuyện bình thường. Sau đó người ta cũng phải triển khai một số công việc. Ví dụ như hôm nay, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục lời ông Trọng, là cách ly... rồi phương tiện giao thông thì phải ngừng lại... Thế thì chuyện các ông lãnh đạo kêu gọi như thế thì chuyện người ta cứ làm thôi, chuyện dân dân làm, chuyện quan quan làm. Còn nói có tác dụng gì không, thì có chứ không phải hoàn toàn không có tác dụng gì đâu.”
Nó cũng là cái kiểu mà từ trước đến nay, các ông chóp bu như thế, cũng có lúc nó tác dụng, cũng có lúc nó mờ nhạt. Tôi nghĩ vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua, về chống covid-19 vừa qua rất là mờ nhạt.
-TS Nguyễn Quang A
Kể từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện vào ngày 23.1 và tới nay, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ xuất hiện đôi ba lần mà trọng tâm của vài lần hiếm hoi đó chỉ chú trọng vào công việc nội bộ đảng. Điều này khiến công luận chỉ trích mạnh mẽ vị lãnh đạo đang nắm cà hai chức cao nhất về mặt đảng và nhà nước.
Sau khi có những phê phán công khai trên mạng xã hội về sự vắng mặt lâu ngày, cũng như thiếu chỉ đạo trong thời kỳ dịch lây lan mạnh, truyền thông trong nước loan tin về hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng trong những lần xuất hiện ít ỏi như thế. Và rồi là lá thư gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước với kêu gọi chung tay chống dịch Covid-19.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, đã tự giải thể, xác nhận lại với RFA hôm 31/3 về sự xuất hiện và lời kêu gọi của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Nó cũng là cái kiểu mà từ trước đến nay, các ông chóp bu như thế, cũng có lúc nó tác dụng, cũng có lúc nó mờ nhạt. Tôi nghĩ vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua, về chống covid-19 vừa qua rất là mờ nhạt. Trong những lúc nước sôi lửa bỏng như thế, thì ổng không hề xuất hiện, đến khi xuất hiện thì ổng lại bàn về chuyện nhân sự đại hội của ổng... Rồi dư luận kêu quá thì ổng có tổ chức một cuộc họp của Bộ chính trị, bàn về covid-19... Và đến bây giờ thì ổng đưa ra lời kêu gọi như vậy.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, ông không hiểu động cơ, động lực để ông Trọng xuất hiện như vậy là vì cái gì, bởi vì sự xuất hiện của ổng Trọng không bằng con người cụ thể, mà chỉ bằng lời kêu gọi trên giấy mà thôi. Nó có thể khiến người ta suy luận là tình hình sức khỏe của ổng Trọng không được tốt cho lắm.

Vi hiến?

Trao đổi với RFA liên quan sự việc này hôm 31 tháng 3 năm 2020, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nhận định:
“Căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tại khoản 5, điều 88, có quy định, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có thể công bố hay bãi bỏ các quyết định về tình trạng khẩn cấp. Như vậy tôi cho rằng ông Trọng đã vi hiến vì Quốc hội chưa ban hành. Ngoài ra, nó phản ảnh rằng quốc hội đã tê liệt và họ chẳng biết gì về hiến pháp cả.”
Hình minh họa. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 6/10/2016
Hình minh họa. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 6/10/2016 AFP
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, không chỉ ông Trọng, mà cả Quốc hội Việt Nam cũng đã vi hiến khi kêu gọi như vậy. Ông nói tiếp:
“Việc ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại thời điểm này và kêu gọi khẩn cấp thì tôi cho rằng, đó là một cách ông Trọng chứng minh còn sống cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong tình trạng hiện nay, khi mà ông Phúc nổi lên như người quyết định toàn bộ trước một vấn đề vô cùng trầm trọng, đó là dịch virus Vũ Hán.”
Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, trong bối cảnh đang chuẩn bị cho đại hội đảng sắp tới, ông Nguyễn Phú Trọng đã sợ sự soán vị trí từ ông Nguyễn Xuân Phúc, người đã xuất hiện quá nhiều, quá ấn tượng và liên tục trong thời gian phải đối phó dịch covid-19. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, ông Trọng lo ngại sự soán đoạt, vì người mà ông Trọng muốn đưa lên thay thế, sẽ bị lu mờ trước ông Phúc.

Sung sướng quên dân, cực khổ kêu dân?

Trở lại với thư kêu gọi hôm 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mở đầu thư bằng câu ‘Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài’... khi nói về đại dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, khiến hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và hàng ngàn người tử vong ở gần 200 quốc gia. Ông Trọng cũng cảnh báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.
Việc đảng cộng sản Việt Nam tiếm quyền dân là một điều rất rõ ràng. Nó gây cho tôi cảm giác lố lăng, đó là khi họ sung sướng thì họ quên dân đi, khi họ cực khổ nguy nan thì họ kêu gọi toàn dân.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét tiếp:
“Điểm tiếp theo là điểm hầu như người nào cũng biết, đó là ít nhất 45 năm qua, việc đảng cộng sản Việt Nam tiếm quyền dân là một điều rất rõ ràng. Nó gây cho tôi cảm giác lố lăng, đó là khi họ sung sướng thì họ quên dân đi, khi họ cực khổ nguy nan thì họ kêu gọi toàn dân. Tôi có thể dẫn chứng ngay bằng thư kêu gọi của ông Trọng, ông bắt đầu ngay là ‘thưa đồng bào’ sau đó ổng mới kêu đến đồng chí của ổng. Trong khi đó, tất cả các nghị quyết, tất cả các hội nghị lớn nhỏ, cho tới hội nghị trung ương đảng hay họp quốc hội, nếu chú ý sẽ thấy họ thưa nhau trước, đồng bào,cử tri thì cuối... Đó là điều lố lăng trong tình hình hiện nay.”
Nhận xét về thư kêu gọi này, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng nói riêng và toàn bộ các ông bà cộng sản cấp cao nói chung, họ như những cậu ấm cô chiêu suốt 45 năm qua tính từ 1975, và chưa phải đối phó với tình huống khẩn cấp nào:
“Họ sống trong chăn ấm nệm êm, ăn ngon mặc đẹp, kẻ hầu người hạ, họ chưa bao giờ phải đối diện với bất cứ tình huống khẩn cấp nào hết, nó bộc lộ cho toàn dân Việt Nam thấy, thế giới thấy, họ chỉ là những người không có bản lãnh. Mà điều thứ vị là từ bản lãnh đó, họ luôn tự hào, thì giờ phơi bày ra chỉ là những bản lãnh hoa mỹ,hoa hòe thôi. Vì vậy nó sẽ làm cho người dân thấy thư kêu gọi này không có một giá trị nào cả, nó không có một giá trị nào cả.”
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp, theo giải thích của ông Nguyễn Ngọc Già, là để giản lượt các thủ tục thông thường, đặt trong tình huống nguy cấp hiện nay, thì điều đó mới có giá trị. Còn ở đây ông Trọng tuyên bố chỉ với một mục đích lừa mị người dân, kêu gọi đoàn kết trong tình hình cả xã hội đang rất buồn thảm, bấn loạn, âu lo... Ông Nguyễn Ngọc Già cho rằng sắp tới, sẽ có một sự hổn độn, khủng hoảng của xã hội Việt Nam, gây ra bởi dịch covid-19 này, vì ban lãnh đạo hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm gì.

571 - Chuyện… không thể tin được tại một bệnh viện lớn nhất miền Bắc!

Bệnh viện Bạch Mai, hiện đang là ổ dịch số một tại VN, và đang lây nhanh ra cộng đồng, dự báo những ngày tới sẽ bùng phát mạnh hơn. Nguyên nhân được cho là từ… các phích (bình thủy) nước sôi mà dân phải mua từ công ty Trường Sinh, mà công ty này cung cấp dịch vụ cho khoa Dinh dưỡng.

570 - Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc


Trung Quốc đã cố gắng giải quyết một cách thận trọng mối quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

569 - Bà Ngô Đình Nhu : Từ thời trẻ sôi động đến những tháng năm ẩn dật




                                  Bà Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu. DR
Tin bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu, người từng được coi là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa trước đây từ trần tại Roma cách đây đúng một tuần, ngày chủ nhật 24/4, đã khiến cho dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý. Sau cuộc đảo chính năm 1963, hầu như không ai biết gì về bà, vì bà sống ẩn dật, hầu như không có một tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Người ta chỉ biết là bà đang viết một cuốn hồi ký. 

568 - Chửi lộn, Trump là nạn nhân?

Hầu hết dân Mỹ gốc Việt hiện nay đều tôn thờ Trump, một điều hoàn toàn khác biệt với những sắc dân thiểu số khác ở Mỹ! Họ bị truyền thông Việt ngữ nhồi nhét quá lâu nên họ bênh vực Trump một cách mù quáng và rất nhiều người cho rằng ông Trump là nạn nhân "làm gì cũng bị chửi."

567 - Thế giới hôm nay: 31/03/2020



Số ca nhiễm coronavirus ở Tây Ban Nha đã vượt qua con số của Trung Quốc, theo sau Ý và Mỹ. Nước này có số ca lên tới 85.000 trong ngày mà số tử vong cũng tăng lên 7.340 ca. Song có dấu hiệu cho thấy lệnh phong tỏa 15 ngày của Tây Ban Nha có thể đã có hiệu quả: số ca nhiễm mới trong ngày (6.400) thực sự thấp hơn so với hơn một tuần trước.

566 - Sao lại xin mở cửa biên giới lúc này?

1. Vừa nghe tin Thủ tướng quyết định cách ly cả nước 15 ngày bắt đầu từ 0 giờ ngày 01/4/2020, thì lại nhận được tin Bộ Lao động và Thương binh Xã hội xin phép mở cửa biên giới cho 8.459 lao động người nước ngoài nhập cảnh mà bàng hoàng sửng sốt. Sao lại xin mở cửa biên giới vào lúc cả nước phải tự cách ly?

565 - Du học sinh Mỹ từ khu cách ly: “Chúng tôi trở về không phải là gánh nặng cho đất nước”


Hình minh hoạ. Sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội đeo khẩu trang phòng dịch đến trường
Hình minh hoạ. Sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội đeo khẩu trang phòng dịch đến trường. Reuters


H.T - một du học sinh từ Mỹ trở về hiện đang thực hiện cách ly tập trung tại Ký túc xá (KTX), Đại học Quốc Gia TP.HCM, nói rằng anh đã và vẫn sẵn sàng góp tiền cho Nhà nước chống dịch COVID-19, nhưng anh cũng không đồng ý với quan điểm rằng “Du học sinh trở về tránh dịch là gánh nặng cho đất nước”.

564 - Trang thiết bị y tế, Trung Quốc khởi động lại cỗ máy xuất khẩu




Công nhân nhà máy lắp ráp ghế ô tô Yanfeng Adient tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/02/2020. REUTERS - Aly Song
Trang thiết bị y tế là chìa khóa cho phép ngành xuất khẩu Trung Quốc bật dậy sau giấc ngủ đông virus corona. Chính quyền của ông Tập Cận Bình chứng minh rằng thế giới vấn « nghiện » hàng Trung Quốc. Trên đây là phân tích của chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp.

563 - Làm gì khi Lockdown

Hôm nay 31/3/2020 chính phủ đã ra chỉ thị cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020. Đây là điều tôi mong chờ từ lâu và tôi nghĩ nó còn hơi chậm so với diễn biến tình hình dịch bệnh. Chắc đến giờ này thì đa phần các gia đình đã tích trữ đủ lương thực và thuốc men cho những ngày cách ly này. Tuy vậy tôi biết có nhiều người vẫn khá bối rối trước lệnh phong toả và chưa biết nên đối mặt với chuyện đó như thế nào. Vì thế tôi muốn chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình để mọi người có thể cùng suy ngẫm và lựa chọn cho riêng mình cách thức vượt qua giai đoạn khó khăn này.

562 - TUYẾN ĐƯỜNG “CHẠY TRỐN” CỦA 60.000 NGƯỜI VŨ HÁN KHỚP VỚI SỰ LÂY LAN ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU


Vào tháng 2/2020, một nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton ở Anh đã sử dụng dữ liệu lớn phân tích, để mô phỏng và theo dõi dấu vết di chuyển của gần 60.000 người dân Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa. Kết quả bất ngờ cho thấy có một sự trùng khớp đến kinh ngạc về lộ trình di tản của những người này với tình hình bùng phát dịch bệnh ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

561 - Lịch sử công viên Tao Đàn – Vườn Bờ Rô thuở sơ khai

Những người từng sống ở Sài Gòn không ai không biết đến công viên Tao Đàn còn gọi là vườn Bờ Rô. Thật ra tên Bờ Rô trước đây được mọi người biết tới nhiều hơn là tên công viên Tao Đàn. Lịch sử của nó đã hàng trăm năm bắt đầu từ lúc người Pháp xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn từ năm 1859/1860 và bắt đầu xây dựng thành phố này.

560 - Anh mù bị thất nghiệp

FB Nguyễn Thông

Như bất cứ người lương thiện nào, tôi chỉ mong dịch tan, cuộc sống yên hàn, mọi người lại được sống bình thường, mỗi phận chúng sinh lại cố mà bươn chải để tồn tại trong cuộc đời đầy tang thương.

559 - Ai đã khiến giá gạo rẻ như bèo?


Trung Quốc đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, sau hai năm trầm lắng. Photo VietnamBiz

Tuần này, sự bất nhất của chính phủ trong việc xuất cảng gạo đã tạo ra một trận bão mới trong dư luận. Giữa bối cảnh cả thế giới chao đảo vì tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán và nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) điêu đứng vì hạn hán, nước mặn từ biển tràn vào sông rạch, ruộng vườn, mất mùa, thiếu đói là nguy cơ nhãn tiền, xuất cảng hay tạm dừng xuất cảng gạo không chỉ là vấn đề thời sự, đòi hỏi sự khôn ngoan, bản lĩnh của hệ thống công quyền mà còn là dịp để người ta nhìn ra bao điều bất cập, thân phận khốn khổ của nông dân lẫn sự bất ổn của hệ thống chính quyền!

558 - Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?



Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).
Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa.
Trong trường hợp COVID-19, các nhà dịch tễ học và các chuyên gia y tế khác đã cảnh báo về sự nguy hiểm của một đại dịch virus trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm gần đây nhất là năm ngoái. Nhưng điều đó đã không ngăn được Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng là “không lường trước được”, rằng đó là “một vấn đề mà không ai từng nghĩ sẽ là vấn đề”. Tương tự như vậy, sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống George W. Bush đã khẳng định sai rằng, “ít nhất, không có ai trong chính phủ của chúng tôi, và tôi không nghĩ rằng cả chính phủ tiền nhiệm, có thể hình dung được việc máy bay đâm vào các tòa nhà với một quy mô lớn như vậy.”
Trước những tuyên bố như vậy, người ta thường dễ quy kết những thảm họa này chỉ là do sự bất tài của chính phủ điều hành. Nhưng lỗi của các lãnh đạo phía trên khó có thể là một lời giải thích đẩy đủ, nếu ta thấy rằng thị trường tài chính và công chúng nói chung cũng thường bị bất ngờ. Thị trường chứng khoán đã đạt mức đỉnh lịch sử ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và một lần nữa trước vụ sụp đổ mới nhất bắt đầu vào cuối tháng Hai năm nay. Trong cả hai trường hợp, có rất nhiều rủi ro có thể thấy trước mà đáng lẽ ra đã phải làm giảm sự hưng phấn vô lý đó.
Trong cả hai lần, các nhà đầu tư không chỉ theo dõi các dự báo cơ bản quá lạc quan. Họ còn gần như không nhìn thấy rủi ro nào. VIX – thước đo mức độ biến động của thị trường tài chính (đôi khi được gọi là chỉ số sợ hãi) – ở gần mức thấp kỷ lục trước cả hai năm 2007-2009 và 2020.
Một số yếu tố giúp giải thích tại sao các sự kiện cực đoan thường khiến chúng ta bất ngờ. Thứ nhất, ngay cả các chuyên gia kỹ thuật cũng có thể không nhìn thấy bức tranh lớn nếu họ không phân tích đủ dữ liệu. Đôi khi họ chỉ nhìn vào các tập dữ liệu gần đây, cho rằng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các sự kiện từ 100 năm trước là không liên quan. Người Mỹ thường có một yếu tố gây hạn chế tầm nhìn khác: tập trung quá mức vào Hoa Kỳ. Không quan tâm đến phần còn lại của thế giới là một trong những rủi ro của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ.
Ví dụ, vào năm 2006, các chuyên gia tài chính đã định giá chứng khoán có thế chấp bảo đảm ở Mỹ chủ yếu dựa vào lịch sử giá nhà ở gần đây của Mỹ, về cơ bản cho rằng giá nhà đất không bao giờ giảm theo giá trị danh nghĩa. Nhưng quy tắc đó chỉ đơn thuần phản ánh thực tế rằng chính các nhà phân tích chưa bao giờ chứng kiến ​​giá nhà đất danh nghĩa giảm trong đời họ. Giá nhà đất thực sự đã giảm ở Mỹ vào những năm 1930 và ở Nhật Bản lần gần đây là vào những năm 1990. Nhưng những giai đoạn đó không trùng khớp với kinh nghiệm sống của các nhà phân tích tài chính ở Hoa Kỳ.
Nếu các nhà phân tích đó tham khảo một bộ dữ liệu lớn hơn, các ước tính thống kê của họ sẽ cho phép xác suất giá nhà đất cuối cùng sẽ giảm và do đó các chứng khoán có thế chấp bảo đảm cũng sẽ sụp đổ theo. Các nhà phân tích tài chính chỉ phân tích dữ liệu nước họ và trong một khoảng thời gian hạn chế thì cũng giống như các nhà triết học người Anh ở thế kỷ 19 đã kết luận từ quan sát cá nhân rằng tất cả thiên nga đều màu trắng. Họ chưa bao giờ đến Úc, nơi người ta phát hiện ra những con thiên nga đen từ một thế kỷ trước, và họ cũng không tham khảo ý kiến các nhà điểu học.
Hơn nữa, ngay cả khi các chuyên gia đúng, thì các lãnh đạo chính trị vẫn thường không nghe lời họ. Ở đây, vấn đề là các hệ thống chính trị có xu hướng không phản ứng trước các cảnh báo mà ước tính khả năng xảy ra thảm họa ở mức thấp chỉ khoảng 5% mỗi năm, ngay cả khi thiệt hại nếu bỏ qua xác suất như vậy là rất lớn. Các chuyên gia cảnh báo về một đại dịch nghiêm trọng đã đánh giá đúng rủi ro. Tương tự là Bill Gates cũng như nhiều nhà quan sát sắc sảo khác làm việc trong các lĩnh vực từ sức khỏe cộng đồng tới kinh doanh điện ảnh. Nhưng chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã không chuẩn bị cho điều đó.
Tồi tệ hơn, năm 2018, chính quyền Trump đã giải tán bộ phận thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống Barack Obama thành lập để đối phó với nguy cơ dịch bệnh; và chính quyền này cũng thường xuyên cố gắng cắt giảm ngân sách dành cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và các cơ quan y tế công cộng khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi khả năng xử lý đại dịch của Mỹ – như tỉ lệ xét nghiệm thấp và thiếu hụt trầm trọng các trang thiết bị y tế quan trọng – đã thua xa các nền kinh tế tiên tiến khác, không chỉ Singapore và Hàn Quốc.
Nhưng, ngoài việc làm giảm khả năng ứng phó đại dịch của Mỹ, Nhà Trắng đơn giản là không có kế hoạch nào, cũng như không nhận ra rằng họ cần một kế hoạch ngay cả sau khi rõ ràng là sự bùng phát virus ở Trung Quốc sẽ lan rộng ra toàn cầu. Thay vào đó, chính quyền đã thiếu quyết đoán và đổ lỗi cho người khác, không chịu tăng cường năng lực xét nghiệm, và do đó khiến cho số lượng các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận thấp một cách giả tạo, có lẽ là nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu.
Còn đối với tuyên bố của Trump rằng “Không ai từng nhìn thấy bất cứ điều gì như thế trước đây”, người ta chỉ cần nhìn lại bốn năm trước khi dịch Ebola giết chết 11.000 người. Nhưng họ ở rất xa, tận Tây Phi. Đại dịch cúm 1918-19 đã giết chết 675.000 người Mỹ (cùng với khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới), nhưng đó là 100 năm trước.
Rõ ràng, các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta chỉ bị ấn tượng khi một thảm họa giết chết một số lượng lớn công dân trong chính đất nước họ  trong ký ức gần đây mà họ còn nhớ. Nếu bạn chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy một con thiên nga đen, chúng chắc chắn không tồn tại.
Thế giới hiện đang phải trả một mức học phí quá đắt cho các bài học về đại dịch. Chúng ta chỉ biết hy vọng rằng thiệt hại nhân mạng không quá cao – và người ta sẽ học được những bài học phù hợp.
Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, nguyên là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ Kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế.
Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

557 - Trong cơn đại dịch Covid-19 mới thấy “tiếc” TPP của Obama…

Khủng hoảng Covid-19 bùng phát cho thấy các quốc gia tiên tiến không phải “liên thuộc” kinh tế với TQ mà là “lệ thuộc”. Tất cả dụng cụ y tế, từ khẩu trang cho tới máy móc, dụng cụ… đồ dổm hay đồ tốt, mắc hay rẻ… tất cả đều đến từ TQ. Đến nay thế giới vẫn phải nhập cảng những bộ “thử nghiệm” Covid-19 từ TQ, mặc dầu nhiều lô hàng nhập vô Tây ban nha, Phi… cho thấy độ chính xác chỉ ở 40%. Các quốc gia này vẫn phải tiếp tục nhập từ TQ các bộ thử nghiệm mới, từ những viện bào chế “uy tín” hơn, nhưng tất cả vẫn sản xuất từ TQ.

556 - Nợ công của Việt Nam có thực sự trong mức an toàn?


Hình minh hoạ. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và Dollar Mỹ

Hơn 150 quốc gia nợ tiền Trung Quốc
Hồi tháng trước, Tạp chí Kinh doanh của đại học Harvard, Hoa Kỳ có bài phân tích “Thế giới nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền”.
Trong bài viết này, dựa trên các tài liệu thống kê từ gần 2000 khoản cho vay cùng với gần 3000 khoản trợ cấp từ Chính phủ Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2017, các tác giả cho biết, sau hai thập kỷ phát triển kinh tế, hiện nay Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất trên thế giới với số tiền cho vay khoảng 1500 tỉ USD. Trên 150 quốc gia trên thế giới là con nợ của Trung Quốc. Các tác giả cũng cho biết, hầu hết các khoản tiền cho nước ngoài vay, đều là từ Chính phủ Trung Quốc và các định chế thuộc chính phủ, ví dụ như các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc. Hầu hết các khoản cho vay này đều là đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng và khai thác khoáng sản.

555 - Một chút tâm tình của một người chính trị trung lập

LTS: Bài viết của tác giả Tri Luong, là một nghiên cứu sinh tại trường ĐH Mỹ Winona State University, đưa ra một góc nhìn về nước Mỹ. Những điều tác giả nói về cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, cũng như tình hình chính trị ở Mỹ trong vài năm qua, là khá chính xác. Dĩ nhiên, cái nhìn của tác giả không thể nào phản ánh đầy đủ những gì đang diễn ra ở Mỹ, nhất là trong một bài viết chỉ gói gọn chưa tới 3.000 từ.

554 - Thế giới hôm nay: 30/03/2020



Giám đốc Bệnh viện Bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cảnh báo khoảng 100.000 đến 200.000 người Mỹ có thể chết vì covid-19. Ông phát biểu như vậy một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump rút lại lời đe dọa sẽ phong tỏa New York, New Jersey và Connecticut, giữa lúc số lượng ca nhiễm tăng chóng mặt ở các bang này. Thay vào đó, sau những chỉ trích từ các thống đốc bang, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh kêu gọi người dân ba bang này hạn chế đi lại nội địa không cần thiết trong 14 ngày tới.

553 - Phật giáo Hòa Hảo sau 30/4/1975: Chiến tranh chưa bao giờ kết thúc



                                                            Nữ binh Hoà Hảo

Vào tháng 3/1977, ông N.H.M đã chứng kiến một trung đoàn khoảng  3.000 bộ đội kéo theo những khẩu pháo cao xạ, trực thăng, hai máy bay chiến đấu gấp gáp hàng quân vào tỉnh Châu Đốc, nơi những chiến sĩ Hòa Hảo đang lánh mình đằng sau những dãy núi.
Ba ngày sau cuộc hành quân đó, một bệnh viện gần Long Xuyên đầy bộ đội bị thương nhưng người ta chỉ thấy có vài xác của lính du kích Hòa Hảo, ông N.H.M nói với nhà báo Robert J. Caldwell của hãng tin Copley Press vào năm 1979.
Sau ngày 30/4/1975, khắp miền Nam được cho là đã nồng nhiệt chào đón quân giải phóng, nhưng điều này chắc chắn đã không xảy ra ở hai tỉnh An Giang và Châu Đốc, nơi hầu hết người dân là tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo (PGHH).

Những ngôi làng không Việt Cộng

PGHH do Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm 1939 khi ông chưa đầy 20 tuổi tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc, nơi ông sinh ra trong một gia đình khá giả. Không bao lâu sau đó, ông đi giảng đạo khắp nơi, rất đông dân chúng đã theo đạo của ông.
Tín đồ PGHH gồm đủ các thành phần trong xã hội nhưng đông đảo nhất vẫn là những người nông dân nghèo từ khắp các xóm làng ở miền Tây Nam Bộ.
Đã từ lâu, người Hòa Hảo không còn tin vào một phe phái chính trị nào cả, phe quốc gia cũng như phe cộng sản. Vụ việc thầy họ, Huỳnh Phú Sổ, mất tích sau một cuộc họp với Việt Minh vào năm 1947 là bài học đắt giá nhất khi đặt niềm tin vào những người cộng sản.
Huỳnh Phú Sổ mặc áo dài ngồi bên trái trước hàng nghìn tín đồ của mình trong một đợt ông đi khuyến nông ở miền Tây vào những năm 1945 khi miền Bắc gặp nạn đói chết gần hai triệu dân. Ảnh: Tư liệu của Phật giáo Hòa Hảo.
Người Hòa Hảo chỉ còn niềm tin sau cùng là tin vào chính mình. Vì vậy, từ những năm 1950, họ đã tổ chức những lực lượng bán vũ trang nhằm bảo vệ tín đồ, làng xã của mình, hay còn gọi là các Bảo An Đoàn. Nam cũng như nữ, ai cũng có thể trở thành một chiến sĩ Phật giáo Hòa Hảo.
Họ cũng biết rằng kể cả khi người Mỹ rút đi thì cuộc chiến của họ vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa. Vì vậy, họ lúc nào cũng dè chừng chính phủ quốc gia và phòng bị du kích Việt Cộng.
Miền Nam vào những năm 1970 có khoảng hai triệu tín đồ Hòa Hảo ở khắp các tỉnh thành. Gần như toàn bộ người dân ở hai tỉnh An Giang và Châu Đốc đều là tín đồ của PGHH.
Tỉnh An Giang, đặc biệt là khu vực Long Xuyên, là nơi an toàn nhất ở miền Tây theo John Haseman, một nhà nghiên cứu và cố vấn quân sự từng tham chiến ở khu vực này.
Tại An Giang, gần như không có bóng dáng Việt Cộng, nơi này ngoài những lời dạy của Huỳnh Phú Sổ thì người dân không còn tin vào một lời tuyên truyền nào.
Vào năm 1966, một viên chức Mỹ nói với hãng tin United Press International rằng người Mỹ chưa làm được gì để bình định được tỉnh An Giang, tất cả là nhờ có PGHH.
Năm 1969, PGHH ước tính có thể huy động được khoảng 8.000 lính một cách dễ dàng, bao gồm những người binh sĩ trong Quân đội Quốc gia Việt Nam và ở các lực lượng vũ trang khác.

Xung quanh một đọc giảng đường của Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây vào đầu những năm 1970. Theo Rob Whitehurst, người cựu binh Việt Nam và cũng là người say mê vùng sông nước miền Tây, cho rằng vào những năm 1970 Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 800 đọc giảng đường như thế này. Ảnh: Rob Whitehurst.

Rắc rối của Hà Nội

Sau ngày 30/4/1975, nhiều lính quốc gia đã trao vũ khí của mình cho những người Hòa Hảo hơn là để quân giải phóng tước đoạt khí giới, ông N.H.M nói.
Vào tháng 12/1975, hãng tin Times-Post cho biết đài phát thanh của Hà Nội phát tin rằng các cuộc chống đối diễn ra ở các tỉnh theo PGHH mạnh mẽ như Sóc Trăng, An Giang và Châu Đốc.
Vào giữa năm 1976, ông N.H.M cho biết một lực lượng của bộ đội Bắc Việt gần như đã bị đánh bại ở tỉnh Châu Đốc. Một tuần sau đó, ba tiểu đoàn bộ binh của bộ đội Bắc Việt đã càn quét khu vực mà họ đã bị bại trận bằng xe tăng, những người Hòa Hảo liền rút vào vùng Thất Sơn hiểm trở, nơi Huỳnh Phú Sổ đã viếng thăm rồi về nhà sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo.
Vào đầu năm 1978, một lần nữa Đài phát thanh của Hà Nội đã làm báo chí quốc tế ngạc nhiên khi phát tin rằng cuộc giải phóng gặp rắc rối lớn ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Chỉ huy của huyện Chợ Mới, ông “Nguyen Huu Trinh”, nói về tình hình ở huyện này: “Những tàn quân của chế độ bù nhìn tại vùng này có hàng chục ngàn người và một số lượng lớn các sĩ quan ngoan cố đã trốn tránh việc cải tạo. Do đó mà chúng tôi phải luôn đề cao cảnh giác, các bộ phận địa phương quân, cảnh sát, tự vệ lúc nào cũng phải sẵn sàng”.
“Bất kể ban ngày hay ban đêm, trong lúc làm việc đồng áng, khi đi thăm ruộng cũng như khi đi họp, anh chị em du kích lúc nào cũng được trang bị vũ khí. Những gì xảy ra trong mấy năm qua cho thấy họ phải sẵn sàng chiến đấu để kịp thời đối phó và trấn áp quân nổi loạn cũng như bảo vệ chính quyền”, đài phát thanh tường thuật sự chuẩn bị của các bộ đội ở huyện Chợ Mới.
Đài phát thanh cũng cho biết, chính quyền đã thống kê rằng trong một năm sau tháng 11/1976 họ đã bắt được 250 “tàn quân của chế độ bù nhìn”, giết chết 35 người và kêu gọi 15 người đầu hàng, tịch thu 50 khẩu súng các loại cùng 5.000 viên đạn, lựu đạn và bốn bộ đàm ở huyện Chợ Mới.
Ông Nguyễn Long Thành Nam đã chép lại một bức thư của ông Đồng Quang Chi vượt biên đến Malaysia vào năm 1978 về cuộc chiến của những người Hòa Hảo ở miền Tây.
Trong thư, ông Quang Chi nói lực lượng của ông vào lúc ông vượt biên còn khoảng 150 người do các sĩ quan Quân đội PGHH tự tổ chức. “Từ ngày đất nước mất tới ngày em đi, chúng em bị tù đày và chết trên 300 người, chúng em thiếu thốn tiếp liệu như đạn, thuốc men, còn phần nhân lực chúng em rất thừa”.
Tờ Chicago Sun-Times nói rằng giới ngoại giao phương Tây cho biết vào năm 1981 có khoảng 35.000 thành viên PGHH chống chính quyền Việt Nam, nhiều người trong số họ được vũ trang.
Theo lời của các nhân chứng do Nguyễn Long Thành Nam thu thập thì cuộc chiến chống chính quyền mới của PGHH vẫn quyết liệt trong những năm 1980.
Học sinh Phật giáo Hòa Hảo diễn hành đông đảo với dân chúng trước năm 1975, một thời kỳ hoạt động mạnh mẽ cuối cùng của Phật giáo Hòa Hảo. Ảnh: Tư liệu của Phật giáo Hòa Hảo.

Ngày bộ đội đến

Vì tính chiến đấu cũng như mối thâm thù với Việt Cộng, tín đồ PGHH đã bị đàn áp tàn nhẫn nhất trong các tôn giáo ở miền Nam sau ngày 30/4/1975.
Vào tháng 7/1975, báo Sài Gòn Giải phóng đưa tin rằng chính quyền mới đã tổ chức cuộc tuần hành của 1.500 tín đồ PGHH nhằm kỷ niệm việc giải tán toàn bộ tổ chức của tôn giáo nay.
Theo Nguyễn Long Thành Nam, có khoảng hơn 3.000 ban trị sự của PGHH từ trung ương đến cấp ấp bị cấm hoạt động, khoảng hơn 1.000 cơ sở dạy học, hội họp của đạo đã bị chiếm đoạt. Nhiều cơ sở khác như Viện Đại học Hòa Hảo, Bệnh viện Nguyễn Trung Trực, Bảo An Đoàn, Đoàn Thanh niên, hội từ thiện cũng phải giải tán.
Trương Văn H, sinh viên của Đại học Cần Thơ trước khi vượt biên rồi định cư ở Mỹ nói với hãng tin Copley News Service rằng những người theo đạo Phật còn được đi chùa mỗi tháng một lần còn các tín đồ PGHH thì hoàn toàn không được thờ cúng.
Ở Cần Thơ, toàn bộ dân cư thành phố được chia thành các tổ, cứ 30 hộ sẽ bị một người cộng sản quản lý. Việc đi lại rất khó khăn, ai đó muốn đi ra khỏi tỉnh chỉ một vài cây số phải xin một giấy phép đặc biệt.
Kể từ đó đến năm 1999, PGHH chính thức bị xóa sổ, không được xem là một tôn giáo nữa, thay vào đó là các cuộc trừng phạt tín đồ của đạo này.
Tập san Đuốc Từ Bi của Phật giáo Hòa Hảo ở hải ngoại số đầu tiên tường thuật rằng các cán bộ của PGHH đều phải đi cải tạo.
Cán bộ cấp trung ương của PGHH phải cải tạo lâu hơn, ít nhất là hai năm, cấp xã thì mau hơn, và sau khi được thả về nhà vẫn bị canh chừng hay bị bắt trở lại trại. Nhiều người chống đối đã bị xử tử, như ông Nguyễn Thành Long, hội trưởng PGHH của quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.
“Cộng sản đã buộc quý vị Trị sự viên Trung ương PGHH đi các tỉnh diễn thuyết ‘thú nhận tội lỗi và kêu gọi đồng bào hợp tác với cách mạng’, nhưng kết quả tâm lý không có chút nào (tháng 10/76). Người tín đồ PGHH hiểu rằng các vị này bị buộc phải đọc lên những gì cộng sản muốn họ phải đọc. Nói chung hàng nghìn cán bộ PGHH Dân Xã bị bắt bớ giam cầm. Số người đã chết trong ngục khá nhiều, ở hải ngoại chưa đủ tin tức về những cái chết thảm đó”, tập san số đầu tiên của PGHH ở hải ngoại tường thuật.
Năm 1977, lãnh đạo của một phái thiện chiến của PGHH là Lương Trọng Tường đã bị bắt. Đến năm 1979 thì ông được thả về nhà nhưng bị canh giữ nghiêm ngặt.
Theo RFA, vào tháng 9/1998, chính quyền đã xử tử hình một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tên là Võ Văn Bồi, 34 tuổi, vì hoạt động chống chính quyền cách mạng và đe dọa an ninh quốc gia.
Ngay sau ngày 30/4/1975, Phật giáo Hòa Hảo bị xem là một tôn giáo phản cách mạng. Hàng triệu người Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây đã không được thực hành tôn giáo của mình sau năm 1975. Trong ảnh, một cuộc tụ họp đông đảo tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để kỷ niệm ngày ông Huỳnh Phú Sổ lập ra Phật giáo Hòa Hảo. Ảnh: Tư liệu của Phật giáo Hòa Hảo.

Phật giáo Hòa Hảo 1999

Giống như số phận của Phật giáo ở miền Nam, PGHH không thể thoát khỏi lòng tham muốn kiểm soát tôn giáo của chính quyền.
Năm 1998, chính quyền đã trả lời ông Abdelfattah Amor, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, rằng Phật giáo Hòa Hảo là một trong sáu tôn giáo chính thức ở Việt Nam nhưng hiện không có tổ chức nào của PGHH cả.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Abdelfattah Amor cũng không được gặp bất cứ một đại diện nào của PGHH.
Ngay sau chuyến thăm của ông Abdelfattah Amor, chính quyền đã thành lập một ban vận động để tổ chức một đại hội cho PGHH.
Vào tháng 5/1999, một đại hội mà hầu hết người tham gia là quan chức của chính quyền đã bầu ra một ban đại diện cho PGHH gồm 11 thành viên.
Sau sự kiện này, Bob Harvey viết trên tờ Ottawa Citizen cho rằng chính quyền đã kiểm soát hiệu quả PGHH khi 11 thành viên của ban đại diện thì đã có 9 người là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi nhà nước lập ra Ban đại diện PGHH, hai giáo hội PGHH khác cũng ra đời là Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy và Giáo hội Phật giáo Truyền thống nhưng chưa bao giờ được nhà nước công nhận là tổ chức hợp pháp.
Người PGHH có ba ngày lễ lớn là ngày sinh Huỳnh Phú Sổ, ngày ông lập đạo và ngày ông mất tích. Tuy nhiên, chính quyền chỉ cho phép Ban đại diện PGHH tổ chức hai ngày lễ đầu còn ngày Huỳnh Phú Sổ mất tích thì chưa bao giờ được tổ chức sau năm 1975.
Đến nay, những tín đồ PGHH độc lập vẫn tổ chức đầy đủ cả ba ngày lễ này nhưng chỉ trong ngôi nhà đơn sơ của mình, vì vào những ngày này từ trong ngõ ra đến ngoài phố đầy ắp bóng dáng của công an.