Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

6069 - LIÊN MINH ĐỎ - ĐEN, HÌNH ẢNH TỪ NHÓM LỢI ÍCH NGHỆ AN





Hiện nay thế lực chính trị tỉnh Nghệ An được xem là mạnh nhất chỉ sau Hà Nội về lượng nhưng lại hơn Hà Nội về chất, đặc biệt trong đó đến 3 ủy viên Bộ Chính Trị là Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng. Ngoài ra còn có 10 ủy viên Trung ương đảng là Nguyễn Mạnh Cường, Lê Quốc Minh, Hồ Đức Phớc, Thái Thanh Quý, Trần Sỹ Thanh, Lê Thị Thủy, Phạm Thị Thanh Trà, Nguyễn Đình Trung, Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Đắc Vinh. Và cuối cùng là một ủy viên dự khuyết là Bùi Quang Huy.
Thế lực chính trị của tỉnh Nghệ An có tính liên kết rất chặt, bám rễ rất sâu và độ che phủ rất rộng. Cũng tương tự như Hà tĩnh, nhóm chính trị tỉnh Nghệ An kéo bè kết cánh, bao che cho nhau tựa như bụi mây rừng, nó có thân lá rễ đan xen nhau tạo thành một khối rất vững chắc. Ủy viên Bộ Chính Trị thì kéo ủy viên trung ương đảng vào bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng thì kéo những người ngoài trung ương vào, và cứ như thế thế lực chính trị của Nghệ An thành một bè phái lớn mạnh trải dài từ trung ương đến các địa phương.
Hiện nay tại trung ương có 5 người Nghệ An làm trong Ban Ban Bí Thư, 3 người trong chính phủ, 3 người trong Quốc hội, 2 người nắm quyền ở tỉnh khác, một người nắm tỉnh nhà và một người nắm Trung ương Đoàn. Trong đó có bà Phạm Thị Thanh Trà đứng 2 chân, một chân ở Chính phủ một chân ở Ban bí thư. Chỉ có bè Nghệ An thôi mà đã rải khắp từ Ban Bí Thư, đến Chính phủ, đến Quốc hội và tỉnh khác đồng thời nắm luôn trung ương Đoàn. Bè bám rễ sâu và rộng như vậy ai có thể phá được đây? Chính nó bao che cho nhau thì khó có ai mà động vào được.
Ngày 18/8/2016 tỉnh Yên Bái xảy ra vụ án mạng, ông bí thư tỉnh Yên Bái - Phạm Duy Cường và ông Chủ Tịch HĐND tỉnh - Ngô Ngọc Tuấn bị giết chết tại phòng làm việc. Tại hiện trường có một người khác cũng bị giết chết bằng súng là Đỗ Cường Minh - chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái. Điều đáng nói là người được cho là “hung thủ” giết 2 nạn nhân rồi tự kết liễu bằng một viên đạn bắn ... từ sau gáy. Điều ngạc nhiên hơn nữa là sau cái chết của bí thư và chủ tịch HĐND tỉnh, bà Phạm Thị Thanh Trà đã lên nắm kiêm luôn 2 chức của 2 nạn nhân đã chết để lại. Vụ án khép lại vì “hung thủ đã chết”, tuy nhiên cổ nhân lại căn dặn rằng “muốn biết hung thủ thực sự là ai thì hãy xem ai có lợi nhất khi nạn nhân bị giết”.
Đấy là một kiểu mẫu trò chơi chính trị Đỏ - Đen đan xen của bà cựu bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái gốc Nghệ An. Sau trò chơi chính trị đấy, bà Phạm Thị Thanh Trà được nhóm lợi ích Nghệ An kéo về Trung Ương và hiện nay bà Trà đang đứng 2 chân, một chân ở Chính Phủ với chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ và chân ở Ban Bí thư với chức phó trưởng ban Tổ chức Trung ương. Bà Trà có rất nhiều tai tiếng, tuy nhiên không thế lực nào cản được bà này.
Không phải ngẫu nhiên mà phái Nghệ An mạnh lên như vậy. Việc tranh giành nhau ở trung ương đảng rất khốc liệt. Nếu chỉ tố nhau trên mặt báo hay trên mạng xã hội rồi dùng công cụ luật pháp để hạ bệ nhau nó làm người ta sợ một, còn dùng xã hội đen để uy hiếp đối thủ chính trị thì làm người ta sợ mười. Giống như cách người ta làm với Nguyễn Bá Thanh vậy, đấy mới làm cho đối thủ chính trị sợ. Cách chơi của bà Phạm Thị Thanh Trà tại Yên Bái đã làm cho đối thủ chính trị của bà không có cơ hội lên tiếng và làm cho những đối thủ tiềm năng khác cũng phải... tè ra quần. Dấu hiệu ém vụ án mạng ấy cho thấy thế lực bao che cho bà Phạm Thị Thanh Trà không hẳn ở yên Bái mà là ở tầng cao hơn và độ che phủ rất rộng.
Tỉnh Nghệ An hiện nay có một nhân vật từ ngành công an đi lên và hiện nay ông ta đang có chân Bộ Chính trị, đó chính là Phan Đình Trạc. Hiện nay không ai thuộc lòng nhóm giang hồ cộm cán ở Nghệ An bằng Phan Đình Trạc. Từ một giám đốc công an tỉnh mà vào được Bộ Chính Trị, Phan Đình Trạc ắt phải có những thứ đồ chơi mà đàng anh ở Bộ Chính Trị hoặc thậm chí trong tứ trụ cần. Sau đại hội 13, ông Trạc đã từng được cộng đồng mạng đồn đoán là muốn lấy chức bộ trưởng Công An của Tô Lâm nhưng không thành công vì Tô Lâm đang là cánh tay mặt của Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên hiện nay Phan Đình Trạc đang làm trưởng Ban nội chính Trung ương kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Quyền lực của ông Phan Đình Trạc rất lớn, ông Trạc mà đến đâu kiểm tra thì nơi đó phải... xanh mặt.
Ở Nghệ An, nếu làm xã hội đen mà không biết đến Phan Đình Trạc thì xem như công an tỉnh Nghệ An bóp một cái là nát như tương. Không biết ông đại ca giang hồ Cao Trọng Phú có quen đến thế lực nào mà sau khi hạ sát 2 mạng người, ông ta được lãnh đạo công an tỉnh mời đi mà không hề bị còng tay, thậm chí trên tay ông này còn kẹp điếu xì gà. Nhìn ảnh thì biết đại ca này có quen biết lớn ngoài trung ương nên mới được nể trọng như thế. Không biết trong các nhân vật người Nghệ An đang nắm quyền lớn ở Trung ương như Phan Đình Trạc, Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Thắng vv... có ai là người quen của ông này hay không?!
Phú Trọc là một đại ca âm thầm, không phải là người thích thể hiện nên dân Nghệ An phần nhiều là không biết đến hắn ta cho đến khi vụ án xảy ra. Những đại ca giang hồ được thế lực đỏ tin dùng là mẫu người trầm tính, quyết đoán, dám ra tay độc ác, tay nghề cao có thể ra tay gọn và xóa dấu vết giỏi. Còn mẫu đại ca giang hồ thích phô trương, ồn ào và manh động thì thế lực đỏ rất ngại dùng vì rất dễ làm liên lụy. Phú Trọc là một đại ca giang hồ có những đức tính mà thế lực đỏ cần, tuy nhiên hôm ngày 30/4 ông ta bóp cò hạ sát 2 đối tượng thì rõ ràng hắn ta đã để lộ ra tử huyệt “manh động”. Rất có thể Phú Trọc sẽ không thọ vì thế lực đỏ không muốn dùng con người như vậy, vì nếu dùng rất dễ bị liên lụy đến sự nghiệp chính trị của ai đó.
Đấy là toàn cảnh bức tranh chính trị - xã hội vận hành theo dạng Đỏ - Đen mà nhóm chính trị Nghệ An đang dùng. Thực tế, mô hình này không chỉ ở Nghệ An, tuy nhiên những địa phương khác mức độ có thể ít hơn chứ không thể không có sự liên minh này. Và cả trung ương nữa, chuyện Đỏ - Đen vẫn là mối quan hệ tất yếu. Nghệ An, bức tranh thu nhỏ của nền chính trị toàn quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét