Người Buôn Gió
Trả lời báo Thanh Niên, nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh nói.
- Nếu lấy sự nghiệp 30 năm đánh đổi mười mấy tỷ, quý vị nghĩ có nên không? Vừa hỏi nghệ sĩ ưu tú vừa cười nhạt đầy khinh bạc, như vừa đưa ra một lý lẽ làm cứng họng những ý kiến của dư luận.
Bỏ qua ví dụ về những nghệ sĩ từng lừng lẫy một thời như Chánh Tín, Thương Tín và ca sĩ Siublack...những người khốn đốn vì nợ nần.
Tôi chưa dám liệt Hoài Linh vào dạng cờ bạc, nợ nần đến nỗi lừa gạt giật nóng mười mấy tỷ tiền từ thiện.
Nhưng câu trả lời thản nhiên đến mức nhâng nhâng đầy tự tin của Hoài Linh khiến tôi thấy con người của anh ta càng ghê tởm hơn.
Những người hâm mộ, bạn bè của Hoài Linh thường lý lẽ gia sản Hoài Linh rất lớn, không lẽ gì vì mười mấy tỷ mà làm bậy. Bản thân Hoài Linh cũng tự tin như thế, chỉ có khác cái là anh ta không mang gia sản của mình ra, mà khéo léo lấy 30 năm sự nghiệp.
Tại sao ít người không nhận được cái tởm lợm trong cách so sánh của anh ta. Bởi chúng ta bị ánh hào quang của danh vọng và tiền tài che khuất.
Hãy đặt câu hỏi lại với Hoài Linh rằng.
- Nếu mười mấy tỷ nó không đáng giá là gì so với sự nghiệp của anh, thì mười mấy tỷ đấy có đáng giá với bao người dân khốn khổ vì thiên tai, mất nhà, mất mang, đói khổ và cơ cực trong những ngày tháng lũ lụt ấy không ?
Hẳn nhiên ai cũng biết là mười mấy tỷ ấy rất giá trị trong lúc đó với những người dân ấy, một nắm khi đói bằng một gói khi no. Trong cơn ngặt nghèo hoạn nạn ấy, một cánh tay đưa đến kịp thời nó giá trị không gì tính nổi. Chính bản thân Hoài Linh khi kêu gọi đã nhấn mạnh là cần lúc '' ngặt '' chứ không cần lúc '' nghèo '' để hối thúc những người thiện tâm mau chóng đóng góp.
Nếu tính hỗ trợ cho mỗi gia đình một người nông dân nghèo bị mất sạch hoa mầu, trâu bò, tài sản, tư liệu sản xuất đó, mỗi gia đình 100 triệu, đảm bảo sự phục hồi của họ. Thì mười 14 tỷ kia sẽ cứu giúp kịp thời cho 140 gia đình. Mỗi gia đình trung bình có 4 người gồm 3 thế hệ, thì có 560 con người từ già đến trẻ trông mong số tiền ấy để qua cơn hoạn nạn.
Báo Thanh Niên đã ưu ái tìm cách gỡ khéo cho Hoài Linh. Nếu là một tờ báo khác, có lẽ người phỏng vấn sẽ vả thẳng vào mặt Hoài Linh một câu hỏi như đã nêu trên.
- 30 năm sự nghiệp của một thằng hề chuyên đóng vai giả gái và nhại giọng có đánh đổi được số phận của 540 con người từ già đến trẻ đang sống cơ cực vì gặp phải thiên tai không ?
Đấy mới là câu hỏi của người có lương tri cần hỏi.
Thiên hạ người ta xót xa đồng bào, họ đóng tiền cho nghệ sĩ, để nghệ sĩ nhanh chóng đưa đồng tiền ấy đến nơi cần nhanh nhất.
Nghệ sĩ ung dung ngâm tiền từ mùa mưa cho đến hết mùa khô, rồi thản nhiên vặn vẹo bằng câu hỏi là mười mấy mấy tỉ của chúng mày đã là gì với sự nghiệp của ông mà thắc mắc.
Xin lỗi bà con, cho tôi văng tục với thằng hề Hoài Linh.
Người ta đéo quan tâm sự nghiệp của mày đáng giá bao nhiêu để mày đánh đổi, cái người ta quan tâm là số phận của hàng bao gia đình đồng bào của họ được được giúp đỡ như thế nào khi người ta bị nạn. Đó mới là cái chính. Đừng giở cái giọng lèo lá, bất lương, đánh đố người ta dưới sự trợ giúp của đám báo chí lưu manh như báo Thanh Niên.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2021/05/30-nam-su-nghiep-va-muoi-may-ty.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét