Gia phả tộc Vương Đình chép rằng, đời vua Trần Duệ Tôn sinh vua Trần Dực Tông (1337-1377) không có sữa. Vua đưa bà Phan Vị Ngọc Châu về làm vợ thứ, nuôi Trần Dực Tông. Nhưng bà không có con, sau xin về quê sinh sống. Triều đình và nhà vua xem xét thấy bà có công nuôi con vua khôn lớn nên phong cho bà là Vương Mậu, tức mẹ Vua, cấp chiếu chỉ, cho bà có quyền khai dân, lập ấp, lập đồn điền sinh sống ở những nơi bà đến. Bà đã chọn Nghệ An khai khẩn, con cháu dòng họ Vương từ đó mà thành.
Từ cậu bé cào nghêu…
Vương Đình Huệ sinh ngày 11/7/1957 tại làng Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, trong một gia đình có 8 người con, 5 trai 3 gái, Huệ thứ 4. Vương Đình Huệ có anh trai Vương Đình Ngọc, là liệt sĩ tại chiến trường miền Nam.
Bố là Vương Đình Sâm, trước làm công an xã, sau làm bưu tá đưa thư, rồi đổ bệnh mất. Mẹ là bà Võ Thị Cầm, công nhân bốc xếp và nội trợ. Chồng mất sớm, một mình bà Cầm bươn chải nuôi đàn con. Vì thế, tuổi thơ của Huệ lớn lên trong đói nghèo. Qua báo Tiền Phong, bà Cầm kể về Huệ như sau:
“Có khi cả năm trời được mỗi một chiếc áo mỏng manh, có hôm đi học về gặp mưa, Vương Đình Huệ phải cởi ra giặt xong đưa vào bếp lửa hong cho khô rồi mặc tiếp. Nhiều hôm đi học về, chưa kịp ăn miếng gì cậu bé đã lao ra biển cào nghêu giúp mẹ bán kiếm tiền nuôi sống gia đình“.
Chuyện Vương Đình Huệ con nhà nghèo học giỏi, thì bạn học lẫn dân làng cũng xác nhận. Nhưng việc đèn không có dầu, Huệ “bắt đom đóm bỏ vào quả cà rỗng làm đèn” để học, thì rõ ràng là bọn bồi bút bịa ra, rồi gán cho lời kể của cụ bà tuổi ngoài 90 như mẹ Vương Đình Huệ.
… đến giấc mơ quyền lực
Trong hành trình leo lên những nấc thang quyền lực, có hai cái bóng luôn theo Vương Đình Huệ. Đó là Nguyễn Sinh Hùng và Trần Bắc Hà. Nguyễn Sinh Hùng đại diện cho quyền năng đủ rộng và Trần Bắc Hà là hiện thân của kho tiền khổng lồ, xài không bao giờ cạn.
Nếu không gặp Nguyễn Sinh Hùng, thì Vương Đình Huệ cũng chỉ mãi là anh đảng uỷ viên, Phó hiệu trưởng Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội. Vốn đàn anh, cựu sinh viên trường Tài chính, lại là đồng hương xứ Nghệ Tĩnh, nên Nguyễn Sinh Hùng đã nhận đỡ đầu và dìu dắt Vương Đình Huệ.
Tháng 4/2001, Nguyễn Sinh Hùng tái trúng cử BCH Trung ương khoá IX và sau đó lên nắm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng năm, ông kéo Vương Đình Huệ sang làm Phó Tổng kiểm toán nhà nước. Và cũng chính Nguyễn Sinh Hùng quy hoạch, giới thiệu Vương Đình Huệ vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tháng 4/2006, Nguyễn Sinh Hùng đạt một lúc mấy việc. Bản thân vào Bộ chính trị, đưa được Vương Đình Huệ vào BCH Trung ương khoá X. Khi Sinh Hùng được phê chuẩn ghế Phó Thủ tướng thường trực, ông đặt đặt Huệ ngồi lên ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tháng 1/2011, Nguyễn Sinh Hùng tái trúng cử Bộ Chính trị khoá XI, lọt vào “tứ trụ”. Thay ông Nguyễn Phú Trọng ở vị trí Chủ tịch Quốc hội, đối với Nguyễn Sinh Hùng đã là tột đỉnh vinh hoa. Tất nhiên ông sắp đặt cho Huệ ngồi vào chiếc ghế hái ra tiền mà mình đã leo lên cách đây đúng mười năm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.
Chân ướt chân ráo về Bộ Tài chính chưa được bao lâu, Vương Đình Huệ đã bắt đầu “xưng hùng”. Tại buổi hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” do Bộ Tài chính chủ trì hôm 20/9/2011, đã biến thành cuộc “cãi lộn” gay gắt giữa Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí.
Ông Tú cho rằng Bộ Tài chính bắt ép các doanh nghiệp xăng dầu, truy thuế và điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Ông Tú nói như mắng: “Chúng ta đang điều hành giá xăng theo kiểu ‘sống chết mặc bay’, dùng tay chân thay cho cái đầu. Vì vậy mà lãnh đạo cấp cao chửi, báo chí chửi, làm đúng cũng bị chửi và dân thì coi như tội đồ“.
Vương Đình Huệ bình thản, cho rằng doanh nghiệp nào không kinh doanh được thì nghỉ. Rằng mọi quyết định, Vương Đình Huệ đều căn cứ vào đúng quy định của luật, diễn biến thực tế của thị trường, không vì động cơ chính trị.
Ai cũng biết rằng, thời điểm này kinh doanh xăng dầu luôn là sân sau và “hầu bao” của Ba Dũng lẫn Nguyễn Sinh Hùng. Em ruột Nguyễn Sinh Hùng là Nguyễn Sinh Khang được Ba Dũng bố trí ghế Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia.
Tháng 2/2012, Vương Đình Huệ “chạm” với Bộ Công thương lần nữa. Huệ bị cho là xử ép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), khi yêu cầu EVN cắt giảm chi tiêu, phải tiết kiệm cho được 1800 tỷ đồng.
Chính trường đồn đoán, Vương Đình Huệ đã lơ “thầy” Nguyễn Sinh Hùng, cùng với Nguyễn Bá Thanh đầu quân phe hai ông Trọng-Sang. Vì xem ra “cửa” hai ông Trọng-Sang tiền đồ có vẻ xán lạn hơn. Trong khi, với nhiệm kỳ hai trong vai trò thủ tướng, nhóm lợi ích của phe Ba Dũng “ăn không chừa bất cứ thứ gì” đang bị số đông trong đảng công kích dữ dội và dư luận xã hội cũng phẫn nộ không kém.
Khi đặt “cửa”, Nguyễn Bá Thanh có cơ hội bảo đảm thay Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng và Vương Đình Huệ được hứa hẹn vào đến “tứ trụ”.
Giọt nước bắt đầu tràn ly. Tại hai hội nghị Trung ương 5 và 6 khoá XI, phe ông Trọng-Sang yêu cầu tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, nhằm khống chế sự lộng quyền của phe Ba Dũng.
Đúng lúc Nguyễn Tấn Dũng muốn “nhổ cái gai”, bèn đẩy Vương Đình Huệ sang Ban Kinh tế trung ương, với Quyết định số 656-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2012. Như vậy, chỉ hơn một năm với vai trò Bộ trưởng Tài chính, Vương Đình Huệ đã phải khăn gói dời gót. Người được điền vào thay Huệ nắm Bộ Tài chính là quan chức có khuôn mặt bặm trợn, đệ tử của Trần Đại Quang, Tổng kiểm toán nhà nước Đinh Tiến Dũng.
Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ủng hộ Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Nhưng BCH Trung ương đã không bầu cho Thanh và Huệ, ngược lại, lá phiếu họ dành cho Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân.
Dư luận bàn tán sôi nổi, những đồn đoán không phải không có căn cứ, khi cho rằng vì bị Vương Đình Huệ “phản phé” nên Nguyễn Sinh Hùng đã liên thủ với phe Nguyễn Tấn Dũng, ngăn không cho Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đủ phiếu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Sau thất bại ê chề tại Hội nghị Trung ương 7, một năm sau Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh nặng và qua đời tháng 2/2015. Phần mình, Trưởng ban kinh tế Vương Đình Huệ nhận thức rõ, để có đa số phiếu ở BCH Trung ương, điều quan trọng nhất là tiền. Người mà Huệ thấy dễ chơi nhất, tiền nhiều nhất, không ai khác là… Trần Bắc Hà.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét